90% bố mẹ phản ứng sai trong 30s đầu khi trẻ tự kỷ kích động

Đăng bởi: admin | Đăng ngày: 12/06/2025| Lượt xem:

Trẻ tự kỷ kích động là cảnh tượng khiến nhiều cha mẹ rơi vào khủng hoảng. Có thể bé yêu đang yên bỗng gào khóc, đập phá, lăn lộn, đánh người xung quanh. Sen An hiểu bố mẹ lúc đó chỉ mong con bình tĩnh lại càng sớm càng tốt. Nhưng 90% cha mẹ phản ứng theo bản năng, vô tình khiến trẻ kích động dữ dội hơn. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu gốc rễ của hành vi, tránh 5 phản ứng sai dễ mắc phải. Và nắm vững cách xử lý trẻ tự kỷ trong cơn kích động ngay trong 30 giây đầu – thời điểm vàng giúp con hạ cơn khủng hoảng.

1. 90% cha mẹ đang phản ứng sai như thế nào trong 30 giây đầu?

Trẻ tự kỷ kích động không phải là trẻ “hư” mà thường do khủng hoảng cảm giác hoặc không thể giao tiếp. Tuy nhiên, đa số cha mẹ lại có những phản ứng bản năng dễ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy cùng Sen An tìm hiểu 4 phản ứng sai phổ biến để tránh lặp lại nhé!

1.1 Mắng, dọa nạt hoặc ra lệnh

Phản ứng đầu tiên thường xuất hiện là mắng hoặc quát: “Im ngay!”, “Con thôi đi không?”, “Nếu còn khóc mẹ sẽ phạt!”. Trong khoảnh khắc này, não trẻ không còn xử lý ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ kích động sẽ chỉ nghe âm điệu giận dữ, không hiểu nội dung. 

Não trẻ khi hoảng sợ sẽ chuyển sang vùng phản ứng bản năng (brainstem)  nghe thấy giọng la mắng. Chắc chắn sẽ làm con càng căng thẳng, kích động leo thang. Đặc biệt, những trẻ nhạy cảm với âm thanh sẽ càng rối loạn khi âm lượng lớn đột ngột.

👉 Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài: Những điều nên và không nên khi bố mẹ phản ứng với trẻ tự kỷ để nắm rõ nguyên tắc xử lý cơn khủng hoảng an toàn.

1.2 Ôm chặt hoặc cưỡng ép con bình tĩnh

Một số bố mẹ khi trẻ tự kỷ kích động sẽ cố ôm thật chặt, giữ tay chân để ép con ngừng đập phá. Nhưng với trẻ tự kỷ nhạy cảm giác, khi cơn khủng hoảng diễn ra. Thì hệ thần kinh xúc giác đang báo động mức cao nhất. Mọi va chạm mạnh, đặc biệt khi bất ngờ, sẽ trở thành “ngòi nổ” khiến con càng la hét, vùng vẫy hoặc chuyển sang hành vi tự vệ.

hanh-vi-tu-ve-hieu-lam
Đây chính là ví dụ về hành vi tự vệ của trẻ bị hiểu lầm

Đây chính là ví dụ về hành vi tự vệ của trẻ bị hiểu lầm: trẻ không “hung hăng” mà đang cố gắng bảo vệ bản thân trước kích thích quá mức. Vì thế, thay vì ép con bình tĩnh bằng sức mạnh. Bố mẹ hãy tập trung giúp trẻ tự điều hoà.

1.3 Lơ hoặc rút lui hoàn toàn khi trẻ tự kỷ kích động

Một số cha mẹ vì bối rối hoặc bất lực mà chọn “mặc kệ” con kích động, với suy nghĩ “Cứ để con khóc xong sẽ tự nín”. Nhưng nếu không đúng kỹ thuật, trẻ dễ cảm thấy bị bỏ rơi. Dẫn tới rối loạn gắn bó và hoảng loạn nội tâm. 

Khi trẻ kích động, điều quan trọng nhất là cha mẹ vẫn hiện diện bên con, giữ trạng thái bình tĩnh. Không can thiệp thô bạo nhưng cũng không biến mất. Đây là nền tảng để con cảm thấy được yêu thương vô điều kiện.

👉 Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có hành vi như la hét, trẻ đập phá khi tức giận. Hãy đọc thêm bài: Có đến 4 nguyên nhân trẻ la hét khác nhau bố mẹ có biết? để hiểu rõ hơn các nguyên nhân tiềm ẩn, tránh hiểu nhầm con.

2. Làm gì trong 30 giây đầu khi trẻ tự kỷ kích động? 

Khoảnh khắc 30 giây đầu tiên khi con kích động giống như “thời điểm vàng” quyết định liệu cơn khủng hoảng sẽ dịu lại hay bùng phát dữ dội hơn. Sen An chia sẻ 3 chiến lược cốt lõi. Giúp bố mẹ biến 30 giây hỗn loạn thành cơ hội khôi phục cảm giác an toàn cho bé yêu.

2.1 Không nói quá nhiều mà chỉ lặp đi lặp lại 1 câu an toàn 

Trong lúc trẻ tự kỷ kích động, trung tâm điều hành ngôn ngữ và lý trí gần như ngừng hoạt động. Não trẻ rơi vào trạng thái limbic (não cảm xúc) hoặc brainstem (não sinh tồn). Nên việc nói nhiều sẽ quá tải, khiến trẻ càng hoảng loạn. 

Ví dụ, những câu như “Sao con lại làm vậy?”, “Bình tĩnh lại ngay!” không những vô nghĩa. Mà còn gây áp lực ngôn ngữ lớn.

Chiến lược đúng là chọn một câu ngắn gọn, khẳng định an toàn như: “Con đang an toàn”, “Mẹ ở đây rồi”, hoặc “Mình sẽ cùng thở nhé”. Nói chậm, giọng đều, lặp lại như nhịp sóng. Việc này chắc chắn giúp hệ thần kinh trẻ tìm lại nhịp điều hòa, gửi tín hiệu rằng không có mối nguy hiểm thật sự. Từ đó cơn khủng hoảng bắt đầu giảm dần.

noi-nhieu-lam-tre-hoang-loan
Nói nhiều sẽ quá tải, khiến trẻ càng hoảng loạn

2.2 Điều chỉnh trạng thái sinh lý của chính cha mẹ

Điều bố mẹ cần nhớ rằng khi trẻ tự kỷ kích động, con sẽ “soi” trạng thái cha mẹ thông qua khả năng cảm nhận không lời bằng thần kinh. 

Nếu cha mẹ đang run rẩy, mặt căng thẳng, giọng run hoặc hét lên, trẻ sẽ hiểu rằng “cả mẹ cũng đang sợ”. Chứng tỏ tín hiệu nguy hiểm càng lớn, hành vi leo thang.

Để trẻ cảm nhận an toàn, trước hết bố mẹ cần hít sâu, chậm. Giữ cơ mặt mềm, ánh mắt dịu dàng, giọng trầm xuống. Đưa chính mình vào trạng thái ventral vagal. Được hiểu là trạng thái của sự bình tĩnh, kết nối. 

Từ đó, trẻ sẽ nhận ra: “Mẹ bình tĩnh, nghĩa là mọi thứ ổn”, giúp giảm cơn kích động hiệu quả. Kỹ năng này chính là “chìa khóa” để xử lý khủng hoảng cảm xúc ở trẻ thành công.

2.3 Giúp con “điều hoà cảm xúc” một cách an toàn

Đa số bố mẹ nhầm lẫn rằng trẻ tự kỷ kích động vì “muốn phá phách” hay “trái tính trái nết”. Nhưng thực tế, cơn đập phá thường là cơ chế thoát năng lượng của não bộ khi bị quá tải cảm giác hoặc cảm xúc. Ngăn cản, kìm hãm hoặc trừng phạt chỉ khiến năng lượng dồn nén. Dễ dẫn đến hành vi tự tổn thương.

Giải pháp khôn ngoan là cho con “lối thoát thần kinh” bằng vật an toàn để xả lực. Bao gồm gối mềm, bóng cao su đàn hồi. Đảm bảo không gian xung quanh không có vật sắc nhọn, dễ vỡ để tránh chấn thương. 

Đừng quên bố mẹ phải luôn ở cạnh, nhắc câu an toàn, duy trì ánh mắt dịu dàng. Khi con cảm nhận được chỗ dựa vững chắc, cơn kích động sẽ qua nhanh hơn nhiều.

Lời kết

Mỗi lần trẻ tự kỷ kích động không chỉ là thử thách cho bé mà còn là “bài kiểm tra” của cha mẹ về sự kiên nhẫn, thấu hiểu. 30 giây đầu tiên chính là chìa khóa. Khi cha mẹ phản ứng bình tĩnh, yêu thương, con sẽ học cách tự trấn tĩnh và cảm thấy an toàn hơn. Sen An hiểu nỗi lo lắng của cha mẹ trong những tình huống này. Và luôn đồng hành, chia sẻ kiến thức chuyên sâu, giúp gia đình vững tin trên hành trình đồng hành cùng những thiên thần nhỏ.

 

Các bài viết khác