Vật dụng cho trẻ tự kỷ là điều đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị khi lên kế hoạch ra ngoài cùng bé yêu. Nhiều bố mẹ từng chứng kiến bé hoảng loạn khi rời nhà. Hay đến nơi đông người hoặc thay đổi lịch trình quen thuộc. Sen An hiểu nỗi lo: “Mang theo gì để con không hoảng?”, “Lỡ con mất kiểm soát thì phải làm sao?”.
Bài viết này sẽ cung cấp checklist vật dụng quan trọng không chỉ giúp ổn định cảm giác, hành vi. Mà còn hỗ trợ giao tiếp, dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn để bố mẹ an tâm, bé tự tin.
1. Vì sao trẻ tự kỷ dễ quá tải khi ra ngoài?
Nhiều bé yêu có ngưỡng chịu kích thích rất thấp. Theo Dunn’s Model (1997), trẻ tự kỷ dễ quá tải trước âm thanh lớn, ánh sáng gắt, mùi lạ, hoặc đám đông. Những kích thích này làm trẻ cảm thấy bất an, lo lắng. Dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực. Đó là lý do bố mẹ cần chuẩn bị vật dụng cho trẻ tự kỷ thật đầy đủ.
Góc độ phân tích hành vi (ABA) chỉ rõ rằng môi trường mới là yếu tố kích hoạt (trigger). Khi thiếu chuẩn bị, trẻ dễ rơi vào meltdown (khủng hoảng, mất kiểm soát) hoặc shutdown (đóng băng, không phản hồi). Khác với tantrum (ăn vạ, thường có mục đích). Meltdown là phản ứng không tự ý, do hệ thần kinh quá tải. Hiểu rõ điều này giúp bố mẹ tránh hiểu nhầm hành vi của con.
2. Checklist vật dụng cho trẻ tự kỷ cần mang khi ra ngoài cùng trẻ tự kỷ
Checklist dưới đây được chia thành 4 nhóm chức năng: hỗ trợ cảm giác, hỗ trợ giao tiếp, giảm căng thẳng và xử lý hành vi. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp chuyến đi của bố mẹ và bé yêu suôn sẻ hơn.
2.1 Đồ vật giúp ổn định cảm giác (sensory regulation)
- Tai nghe chống ồn là vật dụng cho trẻ tự kỷ cực kỳ quan trọng, giúp giảm tiếng ồn bất ngờ.
- Kính râm hoặc nón rộng vành bảo vệ bé yêu khỏi ánh sáng chói.
- Vật xúc giác như gấu bông, bóng stress giúp bé tự trấn an.
- Ống nhai hỗ trợ trẻ có nhu cầu cảm giác miệng.
- Bộ cảm giác kit cá nhân do chuyên gia trị liệu thiết kế riêng sẽ giúp bé điều chỉnh cảm giác hiệu quả.

2.2 Vật dụng cho trẻ tự kỷ hỗ trợ giao tiếp và hình ảnh
- Bảng PECS hoặc app hình ảnh giúp trẻ tự kỷ chưa nói diễn đạt nhu cầu.
- Thẻ hình “lịch trình trực quan” cho bé biết trước các bước, giảm sợ hãi, giúp trẻ tự kỷ đến nơi đông người dễ dàng thích nghi.
- Hình ảnh điểm đến in sẵn hoặc ảnh trên điện thoại giúp bé dự đoán nơi sắp đến, chuẩn bị tinh thần, tăng cảm giác kiểm soát.
👉 Sen An khuyên bố mẹ tham khảo bài Vì sao trẻ tự kỷ lặp lại lời người khác? Có nguy hiểm không? để hiểu sâu hơn về hành vi giao tiếp của trẻ.
2.3 Đồ ăn, nước uống và “vật dự phòng”
- Đồ ăn quen thuộc là vật dụng cho trẻ tự kỷ giúp giảm lo lắng do thay đổi thực đơn lạ.
- Nước uống cá nhân tránh phải dùng đồ lạ hoặc xếp hàng lâu.
- Quần áo, khăn giấy dự phòng. Giúp bố mẹ phòng khi trẻ gặp sự cố cảm giác (ướt, bẩn, mùi khó chịu).

2.4 Đồ hỗ trợ kiểm soát hành vi – cảm xúc
- Đồ vật đánh lạc hướng như spinner, đồ chơi chuyển động, dùng khi trẻ có dấu hiệu lo âu.
- Hộp trấn an nhanh chứa ảnh gia đình, mùi hương quen, âm thanh bé yêu thích giúp ổn định cảm xúc nhanh khi quá tải.
- Đồng hồ đếm ngược giúp trẻ tự kỷ hiểu thời lượng hoạt động, tránh meltdown khi phải thay đổi.
👉 Sen An gợi ý bố mẹ đọc thêm bài ADHD ở lớp học: Vì sao con ngoan ở nhà lại nghịch ở trường? để hiểu các yếu tố môi trường tác động đến hành vi trẻ.
Sen An tin rằng chuẩn bị đầy đủ vật dụng cho trẻ tự kỷ sẽ giúp bố mẹ tự tin. Còn bé yêu sẽ cảm thấy an toàn, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh.
3. Cách chuẩn bị trước mỗi chuyến đi, không chỉ là đồ dùng
Để tránh căng thẳng, bố mẹ nên “diễn tập” trước ở nhà với các tình huống cụ thể.
Ví dụ: bật âm thanh loa xe buýt để bé làm quen tiếng ồn lớn; giả vờ phải xếp hàng chờ 5-10 phút để bé tập kiên nhẫn. Mô phỏng đèn chớp nháy như ở siêu thị để trẻ thử cảm giác ánh sáng mạnh. Những việc này giúp trẻ tự kỷ giảm sợ hãi khi thật sự ra ngoài.

Bên cạnh đó, bố mẹ dạy thêm cho bé nhận biết tín hiệu cơ thể: “Khi con cảm thấy bực mình, hãy cầm tai nghe” hoặc dùng thẻ “Con cần nghỉ”.
Ví dụ: giả lập tình huống bé khó chịu, bố mẹ hướng dẫn cầm tai nghe và tìm chỗ yên tĩnh. Cho bé tham gia chọn vật dụng cho trẻ tự kỷ sẽ khiến con cảm thấy kiểm soát được tình huống, tự tin hơn khi ra ngoài. Đây là bước rất quan trọng khi chăm sóc trẻ tự kỷ. Nhất là khi trẻ tự kỷ đến nơi đông người.
4. Khi trẻ mất kiểm soát nơi công cộng: cha mẹ nên làm gì?
Điều đầu tiên cần nhớ là không ép con phải bình tĩnh ngay. Mà hãy ưu tiên giữ an toàn cho bé, nhẹ nhàng tách con khỏi đám đông, nguồn kích thích. Bố mẹ cần dùng giọng nói thấp, chậm, nhẹ để trấn an, giúp bé hạ nhịp cảm xúc. Ví dụ: thay vì nói to “Bình tĩnh nào!”. Bố mẹ có thể khẽ nói: “Mẹ ở đây, con hít thở nhé”.
Áp dụng kỹ thuật “hộp cảm xúc nhanh” bằng cách đưa ra 1-2 lựa chọn an toàn, rõ ràng như: “Con muốn ngồi với mẹ hay cầm bóng xoay?”. Bố mẹ hãy chuẩn bị sẵn 1-2 sensory toys như spinner, bóng stress để bé cầm khi căng thẳng. Sau sự cố, không nên la mắng hay phán xét. Bố mẹ hãy cùng bé phân tích lại cảm xúc bằng tranh ảnh, câu từ ngắn gọn để bé học nhận biết và điều chỉnh hành vi cho những lần sau.
Lời kết
Vật dụng cho trẻ tự kỷ là yếu tố then chốt giúp mỗi chuyến đi trở thành trải nghiệm tích cực. Với sự chuẩn bị đúng, phù hợp, mỗi hành trình sẽ nhẹ nhàng, vui vẻ hơn. Đằng sau mỗi vật nhỏ như tai nghe, bức ảnh, sensory toy là một kế hoạch can thiệp tinh tế, giúp con tiến gần hơn đến sự độc lập. Sen An luôn đồng hành cùng bố mẹ và bé, để mỗi chuyến đi là trải nghiệm tích cực, không còn là nỗi lo lắng.