Hành trình nuôi dạy một thiên thần nhỏ với chứng tự kỷ đã đủ nhiều thử thách. Nhưng với không ít bà mẹ, khó khăn không chỉ đến từ quá trình đồng hành cùng con. Mà còn từ định kiến nuôi con tự kỷ. Những lời trách móc vô tình như “Tại mẹ không biết dạy con”, “Mẹ nuông chiều quá nên con mới thế này”,.. Không chỉ làm tổn thương mẹ mà còn khiến mẹ cảm thấy cô độc và mất phương hướng. Sen An hiểu rằng mẹ đang mang trong lòng biết bao nỗi niềm. Giữa tình yêu thương vô điều kiện dành cho con và áp lực từ chính những người thân yêu. Nhưng mẹ ơi, mẹ không đơn độc đâu! Có cách để vượt qua định kiến nuôi con tự kỷ và giúp con yêu có được một hành trình trọn vẹn hơn.
1. Vì sao định kiến nuôi con tự kỷ vẫn tồn tại?
Những bông hoa đặc biệt như con yêu của chúng ta cần sự thấu hiểu và nâng đỡ từ gia đình. Nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng nhận được sự đồng cảm đó. Định kiến nuôi con tự kỷ không chỉ đến từ thiếu hiểu biết. Mà còn do những quan niệm truyền thống đã ăn sâu trong tiềm thức.
1.1. Thiếu kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ
Không ít người lớn tuổi cho rằng thiên thần nhỏ chỉ nghịch ngợm, bướng bỉnh. Thậm chí “chậm hiểu” chứ không xem đó là một dạng rối loạn thần kinh. Họ tin rằng con chỉ cần được dạy dỗ nghiêm khắc hơn, được uốn nắn đúng cách là có thể “bình thường trở lại”.
Chính vì thiếu kiến thức, họ dễ quy kết rằng mẹ đã nuôi dạy con sai cách, rằng do mẹ quá chiều chuộng, không biết kỷ luật con. Nên con mới không nghe lời, không tập trung hay có những hành vi khác biệt. Những lời phán xét ấy không chỉ khiến mẹ tổn thương, mà còn khiến mẹ cảm thấy mẹ đơn độc trước định kiến nuôi con tự kỷ.
- Sự hiểu biết của mẹ về tự kỷ chính là chìa khóa để thay đổi góc nhìn của gia đình
Điều quan trọng nhất mẹ cần nhớ là: Tự kỷ không phải lỗi của bất kỳ ai. Đây không phải do mẹ dạy con sai cách, càng không phải do mẹ không đủ tốt. Việc con có những hành vi khác biệt không phải là điều đáng xấu hổ, mà đó là cách con phản ứng với thế giới theo một cách riêng. Và sự hiểu biết của mẹ chính là chìa khóa để thay đổi góc nhìn của gia đình về con yêu.
1.2. Áp lực “gia phong” và quan niệm truyền thống
Trong nhiều gia đình, việc nuôi dạy con cái vẫn gắn liền với vai trò của người mẹ. Nếu con phát triển khác biệt, mẹ có thể bị quy trách nhiệm, bị cho là đã “không biết dạy con”. Trẻ em ở các thế hệ trước thường được dạy dỗ theo cách nghiêm khắc, áp đặt kỷ luật cao. Vì vậy nhiều ông bà vẫn giữ suy nghĩ “con hư tại mẹ”, rằng trẻ không nghe lời là do mẹ yếu đuối hoặc không nghiêm khắc.
Không chỉ vậy, nhiều gia đình, đặc biệt là gia đình chồng, muốn giữ thể diện. Nên không muốn thừa nhận rằng cháu của họ có sự phát triển khác biệt. Đối với họ, một đứa trẻ phải có sự ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và thông minh như “tiêu chuẩn xã hội” đặt ra. Sự khác biệt của con đôi khi bị xem là điều gì đó không nên nhắc đến. Hoặc thậm chí là điều cần “giấu đi”.
Nhưng mẹ ơi, những tâm hồn đẹp như con yêu của chúng ta không cần phải sống theo khuôn mẫu cũ. Trẻ tự kỷ không cần phải “bình thường”, con cần được yêu thương và hỗ trợ theo cách phù hợp nhất. Định kiến nuôi con tự kỷ ảnh hưởng thế nào? Nó có thể làm mẹ mất tự tin, có thể khiến gia đình trở nên xa cách. Nhưng nếu mẹ dũng cảm bước lên, mẹ sẽ là người thay đổi điều đó.
1.3. Thiếu sự đồng cảm với người mẹ bởi định kiến nuôi con tự kỷ
Trong nhiều gia đình, trách nhiệm nuôi dạy con gần như đặt hoàn toàn lên vai người mẹ. Những câu nói như “Mẹ thì phải lo cho con, chứ ai lo?” hay “Chăm con là nghĩa vụ của mẹ”,.. Có thể khiến mẹ cảm thấy bị cô lập, không có chỗ dựa. Những tổn thương tinh thần này kéo dài có thể khiến mẹ mất dần niềm tin vào bản thân. Và nghi ngờ chính mình và thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Mẹ không nên tự trách mình khi nuôi con tự kỷ
Hỗ trợ mẹ trước định kiến nuôi con tự kỷ không chỉ là giúp mẹ bảo vệ con, mà còn là giúp mẹ có thêm sức mạnh để tiếp tục hành trình này. Điều quan trọng nhất là mẹ không nên tự trách mình. Giải pháp định kiến nuôi con tự kỷ không phải là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Mà là hiểu rõ rằng mẹ đang làm điều đúng đắn cho con. Sự kiên định của mẹ hôm nay sẽ là nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn của con.
2. Cách vượt qua định kiến nuôi con tự kỷ
Mẹ không thể thay đổi suy nghĩ của người khác trong một sớm một chiều. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể giúp họ hiểu hơn, từ đó tạo ra những thay đổi tích cực. Dưới đây là những cách giúp mẹ vững vàng hơn trước những định kiến:
2.1. Trang bị kiến thức để phản biện định kiến
Việc đối diện với định kiến nuôi con tự kỷ có thể khiến mẹ cảm thấy vô cùng áp lực. Tuy nhiên, trang bị kiến thức đúng đắn không chỉ giúp mẹ tự tin hơn. Mà còn là cách tốt nhất để mẹ thay đổi suy nghĩ của gia đình.
Mẹ có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ về tự kỷ thông qua các sách chuyên môn như “The Reason I Jump” của Naoki Higashida . Đây là một cuốn sách giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về cách trẻ tự kỷ suy nghĩ và cảm nhận thế giới. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học từ những tổ chức như Hiệp hội Tự kỷ Quốc tế (Autism Speaks). Hoặc các trung tâm trị liệu uy tín như Sen An. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để mẹ trang bị kiến thức đúng đắn.
- Trang bị kiến thức để phản biện định kiến thông qua sách vở
Khi gia đình đưa ra những nhận định sai lầm như “Con nghịch ngợm vì mẹ nuông chiều”, mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích: “Tự kỷ không phải do mẹ dạy con sai cách mà là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của con. Nếu có thể, mẹ hãy đưa ra các tài liệu khoa học. Hoặc mời gia đình cùng tham gia buổi tư vấn với chuyên gia để họ hiểu rõ hơn về tự kỷ.
Sự thay đổi nhận thức của người thân có thể không diễn ra ngay lập tức. Mẹ hãy kiên nhẫn. Việc lặp đi lặp lại những thông tin đúng đắn theo thời gian sẽ giúp gia đình dần có cái nhìn khách quan hơn.
2.2. Học cách giao tiếp khéo léo với gia đình
Khi đối diện với những lời chỉ trích hay nhận xét tiêu cực từ gia đình. Mẹ dễ cảm thấy tổn thương và áp lực. Tuy nhiên, phản ứng gay gắt có thể khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Thay vào đó, mẹ có thể chọn cách giao tiếp khéo léo, mềm mỏng. Nhưng vẫn giữ vững quan điểm của mình. Một trong những cách hiệu quả là chia sẻ những câu chuyện thực tế về những trẻ tự kỷ đã có sự tiến bộ nhờ can thiệp sớm.
Ví dụ, khi người thân nói: “Sao mà dạy con kiểu gì để nó cứ lầm lì vậy?”, mẹ có thể nhẹ nhàng trả lời: “Dạ, tại con mình có cách cảm nhận thế giới riêng, nó cần thời gian để tiếp nhận thông tin. Hồi trước bé Minh nhà dì Tư cũng vậy, mà sau khi đi can thiệp một thời gian, bây giờ bé tự ăn uống và chào hỏi rồi đó ạ!”
Ngoài ra, mẹ có thể chủ động mời gia đình tham gia các buổi hội thảo hoặc tư vấn với chuyên gia tại Sen An. Khi trực tiếp lắng nghe những phân tích khoa học về tự kỷ, gia đình sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn và giảm bớt những suy nghĩ sai lệch.
2.3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chồng, người thân hiểu chuyện
Không phải ai trong gia đình cũng có định kiến về tự kỷ. Sẽ có những người hiểu chuyện, biết lắng nghe và sẵn sàng đứng về phía mẹ. Mẹ hãy tìm kiếm những người này để có thêm động lực và sự hỗ trợ tinh thần.
- Sẽ rất tốt nếu mẹ có sự hỗ trợ từ người thân hiểu chuyện
Ví dụ, nếu mẹ cảm thấy gia đình chồng chưa thấu hiểu.mẹ có thể tâm sự với chị gái hoặc một người bạn thân rằng: “Em biết anh chị thương cháu, nhưng em thực sự cần người đứng về phía mình. Chứ cứ nghe ai cũng nói em dạy con sai, em buồn lắm. Chỉ mong mọi người hiểu con mình đang cần sự giúp đỡ chứ không phải trách móc.”.
Việc có một người trong gia đình đứng về phía mẹ sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt đơn độc và có thêm động lực để tiếp tục hành trình cùng con yêu.
2.4. Tham gia cộng đồng phụ huynh có con tự kỷ
Sự cô đơn là điều mà nhiều cha mẹ có con tự kỷ thường xuyên phải đối mặt. Nhưng mẹ ơi, mẹ không đơn độc! Có rất nhiều phụ huynh đang ở trong hoàn cảnh giống mẹ, đang chiến đấu vì con mình mỗi ngày. Tham gia vào các cộng đồng phụ huynh có con tự kỷ là một cách tuyệt vời để tìm sự sẻ chia và học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm.
Mẹ có thể tham gia các nhóm hỗ trợ như Câu lạc bộ Tâm An Cùng Sen An. Nơi đây mẹ không chỉ được lắng nghe mà còn được hướng dẫn cách chăm sóc và giáo dục con theo phương pháp khoa học. Một nhóm cha mẹ cùng đồng hành sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt lạc lõng, áp lực bởi định kiến nuôi con tự kỷ và tiếp thêm động lực cho mẹ.
2.5. Đầu tư vào can thiệp sớm & trị liệu chuyên nghiệp
Không có gì thuyết phục bằng sự tiến bộ của con yêu. Khi gia đình thấy con dần cải thiện khả năng giao tiếp, tự lập hơn nhờ can thiệp đúng cách, họ sẽ dần thay đổi suy nghĩ.
Ví dụ, một bé có biểu hiện chậm nói, không phản hồi khi được gọi tên. Sau 6 tháng can thiệp tại Sen An có thể bắt đầu tương tác với người thân, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện nhu cầu. Những thay đổi nhỏ này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của con.
- Đầu tư vào can thiệp sớm & trị liệu chuyên nghiệp càng sớm càng tốt
Nếu mẹ đang loay hoay tìm phương pháp can thiệp hiệu quả. Hãy tìm đến những trung tâm uy tín như Sen An. Tại đây, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp mẹ xây dựng phác đồ trị liệu khoa học, cá nhân hóa theo nhu cầu của con.
Lời kết – Mẹ vững vàng, Con tỏa sáng
Định kiến gia đình là một rào cản lớn. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể vượt qua bằng sự hiểu biết, kiên nhẫn và tình yêu thương vô điều kiện dành cho con. Dù hành trình này nhiều thử thách. Nhưng khi mẹ vững vàng, con cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để phát triển theo cách riêng của mình.
Mẹ không đơn độc! Có rất nhiều phụ huynh đã và đang bước đi trên hành trình giống mẹ. Có những chuyên gia luôn sẵn sàng đồng hành và nâng đỡ. Quan trọng nhất, mẹ hãy nhớ rằng mẹ không cần phải gồng mình một mình chống chọi với định kiến. Mẹ xứng đáng được yêu thương, được hỗ trợ, và được lắng nghe.
Tham gia ngay hội thảo miễn phí tại Sen An để được chuyên gia hướng dẫn cách đối phó với định kiến nuôi con tự kỷ. Hãy để Sen An đồng hành cùng mẹ trên chặng đường yêu thương này!