Đồng hành cùng con tự kỷ là một hành trình đặc biệt nhưng cũng không ít thử thách. Khi cha mẹ lần đầu nhận được chẩn đoán, có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp, lo lắng và tự hỏi: “Mình phải làm gì bây giờ?“, “Làm sao để con có một cuộc sống hạnh phúc?“, “Liệu mình có thể đồng hành cùng con tốt nhất có thể không?” Những cảm xúc ấy hoàn toàn bình thường. Bởi bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất cho con.
Tuy nhiên, thay vì sợ hãi và hoang mang. Điều quan trọng là cha mẹ cần chuẩn bị đồng hành cùng con tự kỷ một cách chủ động. Bài viết này sẽ hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, kiến thức, tài chính và môi trường sống. Để có thể đồng hành cùng con một cách bền vững. Sen An tin rằng, khi cha mẹ đủ vững vàng. Con sẽ cảm nhận được sự an toàn và phát triển tốt hơn.
1. Chuẩn bị tâm lý khi đồng hành cùng con tự kỷ
Cha mẹ cần có sự chuẩn bị tâm lý vững vàng để đồng hành cùng con một cách dài lâu. Hành trình này đòi hỏi sự kiên trì, linh hoạt và đặc biệt là một trái tim tràn đầy tình yêu thương.
1.1. Chấp nhận và thấu hiểu con
Điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là hiểu rằng tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai. Không có ai có thể tiên đoán được điều này. Cũng không ai có thể ngăn chặn hay thay đổi nó. Tự kỷ không phải là một căn bệnh cần “chữa khỏi”. Mà là một cách phát triển khác biệt. Điều quan trọng nhất là làm sao để con có thể phát triển theo khả năng của mình. Chứ không phải ép con phải trở nên giống như những đứa trẻ khác.

Cha mẹ thường cảm thấy thất vọng khi thấy con không thể làm được những điều mà trẻ khác cùng độ tuổi có thể làm. Tâm lý đồng hành cùng con tự kỷ cần bắt đầu bằng việc thay đổi kỳ vọng. Thay vì mong con nhanh chóng nói chuyện, giao tiếp hay thích nghi với môi trường mới. Hãy tập trung vào những tiến bộ nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Mỗi một nụ cười, mỗi lần con nhìn vào mắt cha mẹ, mỗi khi con thể hiện cảm xúc dù chỉ là một hành động nhỏ. Đó đều là những dấu hiệu của sự phát triển.
Chấp nhận con là chính con, thay vì mong con trở thành một ai đó khác. Chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất để hành trình này trở nên nhẹ nhàng hơn.
1.2. Luôn kiên nhẫn và linh hoạt
Đồng hành cùng con tự kỷ có khó không? Câu trả lời là có, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Việc hỗ trợ con sẽ có nhiều thử thách, nhưng nếu cha mẹ đủ kiên nhẫn và linh hoạt, mọi thứ sẽ trở nên khả thi hơn.
Một điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi trẻ tự kỷ có sự phát triển riêng. Không có phương pháp nào phù hợp với tất cả. Một số trẻ có thể phản ứng tích cực với các phương pháp trị liệu hành vi (ABA). Trong khi những trẻ khác lại phù hợp với giáo dục có cấu trúc (TEACCH) hoặc giao tiếp bằng hình ảnh (PECS). Điều này có nghĩa là cha mẹ cần sẵn sàng điều chỉnh, thay đổi cách tiếp cận nếu phương pháp hiện tại không phù hợp với con.
Sẽ có những ngày con tiến bộ rất nhanh, nhưng cũng có những ngày con dường như quay trở lại điểm xuất phát. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Quan trọng là cha mẹ không bỏ cuộc, không mất kiên nhẫn và luôn sẵn sàng thử những cách khác nhau để tìm ra hướng đi tốt nhất cho con.
1.3. Giữ tinh thần lạc quan và tránh kiệt sức
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của tâm lý đồng hành cùng con tự kỷ chính là cha mẹ phải giữ cho mình sự lạc quan. Và không để bản thân rơi vào trạng thái kiệt sức.
Rất nhiều cha mẹ dành toàn bộ thời gian và sức lực để chăm sóc con. Nhưng quên mất rằng bản thân mình cũng cần được chăm sóc. Khi cha mẹ bị căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm khả năng hỗ trợ con.

Để tránh rơi vào tình trạng kiệt sức, cha mẹ có thể:
- Kết nối với các nhóm hỗ trợ cha mẹ có con tự kỷ để chia sẻ, nhận sự động viên và lời khuyên hữu ích.
- Tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu cảm thấy quá tải.
- Dành thời gian cho bản thân để thư giãn, làm những điều yêu thích.
Một tinh thần mạnh mẽ, một trái tim đầy yêu thương sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp con cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn.
2. Chuẩn bị kiến thức khi đồng hành cùng con tự kỷ
Ngoài việc chuẩn bị đồng hành cùng con tự kỷ về mặt tâm lý. Cha mẹ cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức đồng hành cùng con tự kỷ để có cách tiếp cận đúng đắn
2.1. Tìm hiểu về rõ về tự kỷ
Một trong những điều quan trọng nhất là cha mẹ cần hiểu rõ tự kỷ là gì, ảnh hưởng như thế nào và con cần gì để phát triển tốt hơn. Khi có kiến thức đầy đủ, cha mẹ sẽ tránh được những hiểu lầm không đáng có và có cách tiếp cận phù hợp hơn.

Hiện nay, có rất nhiều thông tin sai lệch về tự kỷ, chẳng hạn như “tự kỷ là do cha mẹ nuôi dạy sai” hoặc “tự kỷ có thể chữa khỏi hoàn toàn”. Đây là những quan niệm không chính xác. Tự kỷ là một sự khác biệt về phát triển thần kinh, không thể “chữa khỏi”. Nhưng có thể hỗ trợ để giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hòa nhập với môi trường sống.
2.2. Các phương pháp can thiệp sớm khi đồng hành cùng con tự kỷ
Có nhiều phương pháp giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn, cha mẹ có thể tìm hiểu về:
- ABA (Phân tích hành vi ứng dụng) – Dạy trẻ các kỹ năng xã hội, giao tiếp và tự lập.
- PECS (Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh) – Giúp trẻ không nói được có thể bày tỏ nhu cầu của mình.
- Floortime – Khuyến khích trẻ tương tác thông qua các hoạt động vui chơi.
Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Và điều quan trọng là cha mẹ cần thử nghiệm để tìm ra cách phù hợp nhất với con.
2.3. Kỹ năng giao tiếp và kết nối với con
Giao tiếp là chìa khóa quan trọng giúp cha mẹ hiểu được nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của con. Đối với trẻ tự kỷ, giao tiếp có thể không diễn ra theo cách thông thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là con không muốn kết nối với thế giới xung quanh.
Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc con phải nói ra suy nghĩ của mình. Cha mẹ hãy dành thời gian để quan sát cách con thể hiện mong muốn. Một số trẻ tự kỷ có thể giao tiếp thông qua:
- Ánh mắt, cử chỉ hoặc hành động lặp lại.
- Sự quan tâm đến một vật nhất định khi cần giúp đỡ.
- Âm thanh hoặc biểu cảm khuôn mặt để thể hiện cảm xúc.

Cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe con bằng cả trái tim, thay vì áp đặt những khuôn mẫu giao tiếp thông thường. Khi con cảm thấy được tôn trọng, con sẽ có xu hướng mở lòng nhiều hơn.
3. Chuẩn bị tài chính khi đồng hành cùng con tự kỷ
Ngoài việc chuẩn bị về tâm lý và kiến thức, tài chính cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Chi phí dành cho việc can thiệp sớm, trị liệu và giáo dục đặc biệt có thể khá cao. Vì vậy cha mẹ cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng để đảm bảo sự hỗ trợ lâu dài cho con.
3.1. Kế hoạch tài chính cho quá trình can thiệp
Việc chuẩn bị kiến thức đồng hành cùng con tự kỷ về mặt tài chính sớm sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong quá trình hỗ trợ con. Một số khoản chi cần được cân nhắc bao gồm:
- Chi phí trị liệu và giáo dục đặc biệt: Bao gồm các buổi trị liệu ngôn ngữ, hành vi, hoặc các lớp học dành riêng cho trẻ tự kỷ.
- Mua giáo cụ và tài liệu hỗ trợ: Cha mẹ có thể đầu tư vào các đồ chơi giáo dục, sách hướng dẫn, ứng dụng hỗ trợ phát triển kỹ năng.
- Tìm kiếm các chương trình hỗ trợ tài chính: Một số tổ chức xã hội hoặc quỹ hỗ trợ trẻ tự kỷ có thể giúp cha mẹ giảm bớt gánh nặng chi phí.
Việc lên kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp cha mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn. Và không bị rơi vào tình trạng quá tải về kinh tế trong quá trình can thiệp cho con.

3.2. Xây dựng môi trường thân thiện cho con
Một môi trường sống an toàn và phù hợp sẽ giúp con cảm thấy ổn định và phát triển tốt hơn. Trẻ tự kỷ có xu hướng nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hoặc thay đổi đột ngột. Vì vậy cha mẹ cần điều chỉnh không gian sống sao cho phù hợp với con.
- Giảm thiểu âm thanh quá lớn: Tránh tiếng ồn đột ngột hoặc môi trường có quá nhiều kích thích âm thanh. Nếu có thể, hãy tạo một góc nhỏ yên tĩnh để con có không gian riêng khi cần thiết.
- Điều chỉnh ánh sáng: Khi đồng hành cùng con tự kỷ, một số trẻ nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Vì vậy cha mẹ có thể sử dụng đèn có ánh sáng dịu nhẹ để tạo cảm giác thoải mái hơn.
- Duy trì thói quen hàng ngày: Trẻ tự kỷ thường cảm thấy an toàn hơn khi có lịch trình rõ ràng. Việc duy trì các hoạt động hàng ngày theo một thời gian cố định sẽ giúp con dễ dàng thích nghi và hạn chế căng thẳng.
Một môi trường thân thiện, ít biến động sẽ giúp con có cảm giác an toàn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển về mặt cảm xúc và hành vi.
Lời kết
Đồng hành cùng con tự kỷ không phải là một cuộc đua mà là một hành trình. Trên hành trình ấy, cha mẹ không cần phải hoàn hảo, không cần phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Điều quan trọng nhất là cha mẹ luôn ở bên con, yêu thương con và sẵn sàng đồng hành cùng con theo cách con cần. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi. Hãy nhớ rằng bạn đang làm rất tốt, và con yêu luôn cảm nhận được tình yêu thương của bạn. Hãy tiếp tục bước đi với niềm tin vào con và chính mình. Bởi vì mỗi nỗ lực của cha mẹ hôm nay sẽ giúp con có một tương lai tốt đẹp hơn.
Đăng ký ngay khóa học “Đồng Hành Cùng Trẻ Tự Kỷ” tại Sen An để trang bị đầy đủ kiến thức cho hành trình này.