Những điều nên và không nên khi bố mẹ phản ứng với trẻ tự kỷ

Đăng bởi: admin | Đăng ngày: 10/06/2025| Lượt xem:

Phản ứng với trẻ tự kỷ là điều khiến bố mẹ bối rối nhất khi bé yêu khóc giữa đêm, gào thét ở siêu thị hay thu mình không chịu giao tiếp. Sen An hiểu, không ai dạy cha mẹ cách phản ứng ngay từ ngày con được chẩn đoán. Nhưng cách phản ứng của cha mẹ chính là chìa khóa để xây dựng cảm giác an toàn, nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp, và giúp con tự tin hòa nhập. Sen An chia sẻ những điều nên và không nên làm khi phản ứng với bé yêu. Để bố mẹ hiểu con hơn, kết nối nhiều hơn.

1. Bố mẹ phản ứng với trẻ tự kỷ ảnh hưởng như thế nào?

Phản ứng đúng không chỉ là cách trấn an cơn quấy khóc, mà còn là cách cha mẹ xây nền tảng cảm xúc, hành vi và kỹ năng xã hội cho con. Hiểu rõ mối liên hệ này, bố mẹ sẽ thấy được giá trị to lớn của từng cách phản ứng với con.

1.1 Trẻ tự kỷ “học” cảm xúc qua ánh mắt và hành vi của cha mẹ

Theo tiến sĩ Barry M. Prizant, cha đẻ mô hình SCERTS, trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với cảm xúc cha mẹ. Bé yêu có thể không nói được, nhưng vẫn cảm nhận được sự căng thẳng hay bình tĩnh qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ của cha mẹ. Khi bố mẹ phản ứng với bé yêu bằng cách quát tháo, rút lui hay tỏ ra sợ hãi, con sẽ cảm thấy môi trường xung quanh không an toàn. Hậu quả là trẻ thu mình sâu hơn, tránh né giao tiếp.

Ngược lại, khi phản ứng với trẻ tự kỷ bằng ánh mắt dịu dàng, nét mặt bình tĩnh, con học được cảm giác an toàn. Đó chính là nền móng để trẻ bắt đầu giao tiếp, kết nối. Đây chính là sức ảnh hưởng của cha mẹ.

tre-tu-ky-nhay-cam-voi-cam-xuc-cua-bo-me
Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với cảm xúc của bố mẹ

1.2 Gắn bó cảm xúc là nền tảng can thiệp hiệu quả

Theo mô hình Circle of Security (COS), khi trẻ trải qua cảm xúc mạnh như sợ hãi, giận dữ, hay lo lắng. Phản ứng của cha mẹ sẽ quyết định trẻ có học được cách điều chỉnh cảm xúc hay không. Phản ứng với trẻ tự kỷ bằng sự bình tĩnh, ôn hòa sẽ dạy con rằng: “Cảm xúc là thứ an toàn để trải nghiệm, cha mẹ luôn ở đây bên con.”

Đây cũng chính là điều trẻ tự kỷ cần gì từ cha mẹ nhất: sự kiên định, sự hiện diện ổn định về cảm xúc. Nếu cha mẹ thường thay đổi cách cư xử với trẻ tự kỷ theo tâm trạng của mình, trẻ sẽ mất cảm giác an toàn, không biết khi nào “bão tố” sẽ ập đến. Hãy luôn nhớ rằng trước khi dạy con quản lý cảm xúc, cha mẹ cần dạy bản thân giữ bình tĩnh trước tiên.

👉 Bố mẹ có thể đọc thêm bài Vì sao trẻ tự kỷ lặp lại lời người khác? Có nguy hiểm không? để hiểu sâu hơn về các phản ứng đầu tiên của trẻ.

2. Những điều bố mẹ nên làm với trẻ tự kỷ ít người chia sẻ nhưng gây hậu quả lâu dài

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng phản ứng chỉ cần nhẹ nhàng là đủ. Thực tế, để hành vi và cảm xúc của trẻ được điều chỉnh hiệu quả, cần có những kỹ thuật phản ứng cụ thể, khoa học, được nghiên cứu và chứng minh.

2.1 Phản ứng lại hành vi bằng mức năng lượng thấp hơn trẻ

Khi trẻ gào khóc, đập đồ, bản năng của cha mẹ thường là quát lớn, phản ứng mạnh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc co-regulation (điều tiết cảm xúc cùng nhau), phản ứng với trẻ cần giảm mức năng lượng: hít sâu, hạ thấp giọng, giảm tốc độ di chuyển. Năng lượng bình tĩnh của cha mẹ sẽ giúp trẻ tự ổn định hệ thần kinh, từ đó dễ xoa dịu cơn giận hay lo lắng.

2.2 Phản ứng với trẻ tự kỷ bằng ánh mắt và cơ thể trước khi dùng lời nói

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong xử lý ngôn ngữ dài dòng. Nhưng con lại cực kỳ nhạy với ánh mắt, nét mặt, tư thế của cha mẹ. Phản ứng với trẻ tự kỷ chuẩn nhất là ngồi ngang tầm mắt con, mỉm cười, gật đầu.

Đó là cách “nói” với con: “Mẹ đang ở đây, con an toàn.” Sau khi con nhìn vào cha mẹ, hãy dùng lời nói đơn giản. Đây chính là kỹ năng cư xử với trẻ tự kỷ mà ít người chia sẻ.

ky-nang-cu-xu-voi-tre-tu-ky
Đây chính là kỹ năng cư xử với trẻ tự kỷ mà ít người chia sẻ

2.3 Tái diễn lại cảm xúc của trẻ bằng từ ngữ ngắn gọn và giọng bình tĩnh

Phản ứng với trẻ tự kỷ không nên dồn dập câu hỏi hay ra lệnh. Hãy “đọc cảm xúc hộ” con bằng câu ngắn: “Con đang giận. Mẹ biết.” Cách này giúp trẻ học nhận diện cảm xúc, từng bước tự điều chỉnh. Nó cũng giảm la hét, khủng hoảng kéo dài. Để biết cách phân biệt nguyên nhân la hét và phản ứng phù hợp.

👉 Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Có đến 4 nguyên nhân trẻ la hét khác nhau bố mẹ có biết?

3. Những điều bố không nên nên làm với trẻ tự kỷ ít người chia sẻ nhưng rất quan trọng

Dù tình thương dành cho bé yêu rất lớn, đôi khi chính cách phản ứng sai lầm lại khiến trẻ thêm hoang mang. Hãy xem những điều bố mẹ nên tránh để phản ứng với trẻ tự kỷ hiệu quả, giúp con cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn.

3.1 Phản ứng thay đổi theo tâm trạng của cha mẹ

Nhiều cha mẹ vì mệt mỏi, căng thẳng mà hôm nay nhẹ nhàng, hôm sau lại nổi giận. Với trẻ tự kỷ, sự thay đổi thất thường này tạo cảm giác thế giới xung quanh khó đoán, không an toàn. Khi phản ứng với trẻ tự kỷ thiếu nhất quán, trẻ có thể trở nên cảnh giác, thu mình, hoặc có hành vi phòng vệ. 

Từ đó, kỹ năng xã hội và cảm xúc bị hạn chế. Để cư xử với trẻ tự kỷ đúng cách, cha mẹ cần rèn luyện giữ bình tĩnh, phản ứng tương tự nhau trước cùng một hành vi của con, dù tâm trạng bản thân đang tốt hay xấu.

3.2 Phủ nhận cảm xúc của trẻ dưới dạng “an ủi” sai cách

Khi trẻ tự kỷ khóc lóc, sợ hãi, nhiều cha mẹ thường nói “Không sao đâu!”, “Đừng khóc nữa!”. Tuy nghe có vẻ xoa dịu, nhưng thực chất, cách phản ứng với trẻ tự kỷ này lại phủ nhận cảm xúc thật của con. 

Trẻ sẽ không học được cách nhận diện và chấp nhận cảm xúc, dễ dẫn đến khó khăn khi tự điều chỉnh tâm trạng. Thay vào đó, cha mẹ hãy nói: “Mẹ thấy con buồn, buồn là bình thường. Con muốn mẹ ôm không?”. Lời nói này vừa thừa nhận cảm xúc, vừa mở ra cơ hội giao tiếp cảm xúc tích cực. Là điều trẻ tự kỷ cần gì từ cha mẹ hơn cả.

3.3 Đặt câu hỏi dồn dập như “Sao con làm vậy?”, “Con đang nghĩ gì?”

Khi trẻ bộc lộ hành vi khó hiểu, bố mẹ hay liên tục hỏi “Tại sao?”, “Con bị sao thế?”. Đối với trẻ tự kỷ, những câu hỏi này không chỉ gây hoang mang mà còn làm bé thêm căng thẳng. Vì hầu hết các con chưa đủ khả năng diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ bằng lời.

Cách phản ứng với trẻ tự kỷ đúng hơn là mô tả cảm xúc bé đang thể hiện: “Mẹ thấy con không thoải mái. Mình cùng dừng lại nghỉ nhé.” Cách này giúp trẻ biết cha mẹ đang thấu hiểu, hỗ trợ, chứ không phải đang “chất vấn”.

dung-dat-cau-hoi-don-dap
Bố mẹ đừng đặt câu hỏi dồn dập vì như thế chỉ làm con thêm căng thẳng

4. Ví dụ tình huống thực tế cách phản ứng với trẻ tự kỷ 

Hãy cùng Sen An hình dung một tình huống cụ thể: Trong bữa ăn, bé yêu đang tập ăn thức ăn cắt nhỏ thay vì xay nhuyễn quen thuộc. Khi cho miếng đầu tiên, bé đẩy thìa, khóc lóc, la hét vì mùi và kết cấu khác lạ.

Sai lầm thường gặp: Cha mẹ bực bội, ép ăn, hoặc liên tục hỏi “Sao không ăn?”, “Con làm gì vậy?”. Phản ứng này làm bé sợ bữa ăn, khủng hoảng sâu hơn.

Cách phản ứng chuẩn:

  • Cha mẹ dừng lại, hạ giọng, chậm rãi: “Mẹ thấy con đang khó chịu.”
  • Ngồi ngang tầm mắt, nhìn bé bằng ánh mắt dịu dàng.
  • Đưa cho bé lựa chọn: “Con muốn tiếp tục thử hay nghỉ một chút?”
  • Nhận diện và đặt tên cảm xúc: “Con không thích mùi này, đúng không? Không sao, con làm tốt lắm vì đã thử.”

Phản ứng với trẻ tự kỷ theo cách này giúp bé hiểu cảm xúc của mình được tôn trọng. Từ đó tăng sự hợp tác, giảm khủng hoảng. Đây cũng là một kỹ năng cư xử với trẻ tự kỷ quan trọng bố mẹ nên rèn luyện.

Lời kết

Phản ứng với trẻ tự kỷ chính là “chìa khóa” để con học cách tin tưởng, cảm nhận sự an toàn và bắt đầu phát triển kỹ năng xã hội. Khi cha mẹ học được cách “nói bằng trái tim trước khi nói bằng lời”. Trẻ tự kỷ sẽ dần hiểu cảm xúc, học cách điều chỉnh bản thân, kết nối tốt hơn.

Sen An luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ, cung cấp những kiến thức, kỹ năng để mỗi bước đi của con được bắt đầu bằng sự yêu thương, sự hiểu biết, và nền tảng khoa học vững chắc.

Các bài viết khác