Phụ huynh thường bối rối khi thấy trẻ tự kỷ lặp lại lời người khác, nhất là khi bé yêu nhại lại câu nói của bố mẹ hoặc người xung quanh. Đây là giai đoạn phát triển hay biểu hiện của rối loạn? Liệu có đáng lo? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu sâu về hiện tượng echolalia, nguyên nhân, và cách hỗ trợ để trẻ tự kỷ hay lặp lại lời chuyển hóa thành kỹ năng giao tiếp thực sự.
1. Echolalia là gì – Hiện tượng lặp lại lời trong tâm lý học phát triển
Echolalia, hay còn gọi là “trẻ tự kỷ lặp lại lời”. Là hiện tượng các bé yêu lặp lại câu nói của người khác một cách máy móc. Đó có thể là lặp ngay sau khi nghe (echolalia tức thì) hoặc lặp sau nhiều giờ, thậm chí vài ngày (echolalia trì hoãn). Cho thấy đây không chỉ là hành vi lặp vô nghĩa, mà là một phần quan trọng trong giai đoạn học ngôn ngữ, học cách phát âm và hiểu ý nghĩa câu chữ.
Theo Prizant & Duchan (1981), echolalia không nên được xem là hành vi vô nghĩa, mà là một cách giao tiếp giai đoạn đầu ở trẻ tự kỷ. Thể hiện mong muốn hoặc cảm xúc dù trẻ chưa biết cách diễn đạt rõ ràng. Khi trẻ tự kỷ lặp lại lời có thể giúp bố mẹ nhận ra bé đang cố gắng kết nối. Đồng thời giúp các chuyên gia xác định giai đoạn phát triển ngôn ngữ của con.

Phân loại chi tiết echolalia ở trẻ tự kỷ
- Echolalia tức thì (Immediate echolalia): Bé yêu lặp lại ngay câu nói vừa nghe, như khi mẹ nói “uống sữa”, bé liền đáp “uống sữa”. Đây là dấu hiệu trẻ đang tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Echolalia trì hoãn (Delayed echolalia): Bé nhắc lại câu nói cũ sau một khoảng thời gian, ví dụ vài giờ hoặc vài ngày. Trẻ tự kỷ lặp lại lời kiểu trì hoãn có thể cho thấy bé đã ghi nhớ ngôn ngữ nhưng chưa biết áp dụng phù hợp ngữ cảnh.
2. Tại sao trẻ tự kỷ nhại lời người khác?
Hiện tượng này không tự nhiên xuất hiện, mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trẻ nói nhại khác nhau. Sen An mong bố mẹ hiểu rõ để không lo lắng thái quá.
2.1 Nguyên nhân sinh học – thần kinh học
Vùng não Broca (chịu trách nhiệm sản xuất ngôn ngữ) hoặc Wernicke (hiểu ngôn ngữ) của trẻ tự kỷ có thể hoạt động không đồng bộ, khiến trẻ gặp khó khăn khi chuyển suy nghĩ thành lời nói.
Theo nghiên cứu fMRI (Just et al., 2004), mạng lưới ngôn ngữ của trẻ tự kỷ lặp lại lời có cơ chế xử lý khác biệt so với trẻ khác. Làm bé khó tạo câu mới nên sử dụng echolalia như một cách “chữa cháy” để duy trì tương tác.
2.2 Nguyên nhân phát triển của trẻ tự kỷ lặp lại lời
Khi trẻ lặp lại lời, các bé đang học cấu trúc câu, từ vựng, ngữ điệu. Đây là hình thức giao tiếp “bắc cầu”. Tức khi bé chưa biết cách diễn đạt, bé sẽ lặp lại lời người khác để kéo dài cuộc trò chuyện. Ngoài ra, echolalia còn giúp bé yêu:
- Biểu đạt mong muốn (ví dụ: lặp lại “đi chơi” khi muốn ra ngoài).
- Phản hồi xã hội, cho thấy bé đang chú ý.
- Tự điều chỉnh cảm xúc, giảm căng thẳng khi lo lắng.

Bố mẹ hãy kiên nhẫn vì trẻ tự kỷ lặp lại lời chính là tín hiệu cho thấy bé đang học hỏi, không phải dấu hiệu tiêu cực.
3. Trẻ tự kỷ lặp lại lời có nguy hiểm không? Bố mẹ hiểu đúng để không hoảng loạn
Trẻ tự kỷ có hành vi lặp lại lời không phải luôn nguy hiểm. Quan trọng ở đây là bố mẹ cần xem chức năng đằng sau hành vi này. Nếu trẻ dùng echolalia có chủ đích, ví dụ lặp lại “đi chơi” để thể hiện mong muốn ra ngoài, cho thấy trẻ đang học giao tiếp.
Tuy nhiên, bố mẹ cần để ý khi trẻ lặp lại lời kèm theo các hành vi tiêu cực như tự làm đau. Hoặc khi echolalia chiếm gần như toàn bộ ngôn ngữ của con trong 6-12 tháng mà không có tiến triển. Khi ấy, bố mẹ nên tìm đến chuyên gia để đánh giá mức độ phù hợp với giai đoạn phát triển của bé yêu.

👉 Sen An gợi ý bố mẹ tham khảo bài: Dấu hiệu tăng động ở trẻ và 7 bí mật ít ai tiết lộ cho bố mẹ để nhận biết thêm các dấu hiệu đi kèm.
4. Trị liệu ngôn ngữ là hướng đi khoa học cho trẻ có echolalia
Mục tiêu của trị liệu không phải cắt bỏ Echolalia mà hiểu lý do đằng sau. Sen An mong muốn bố mẹ và bé yêu cùng nhau biến echolalia thành bước khởi đầu cho giao tiếp thực tế.
Các phương pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ lặp lại lời
- Natural Language Paradigm (NLP): Dựa vào tình huống thực tế để mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Mitigated echolalia modeling: Hướng dẫn trẻ chỉnh sửa câu nói, biến lời nhại thành phản hồi phù hợp.
- Functional Communication Training (FCT): Biến việc lặp lại lời thành nền tảng dạy giao tiếp chức năng.
- PECS và hình ảnh: Giúp trẻ dễ dàng chuyển từ lời nhại sang ngôn ngữ giao tiếp chủ động.
👉 Bố mẹ cũng nên đọc bài: Dạy trẻ tự kỷ gọi tên cảm xúc – Chỉ dẫn cụ thể theo độ tuổi để biết cách giúp bé nhận biết, diễn đạt cảm xúc song song với trị liệu ngôn ngữ cho trẻ. Sen An luôn đồng hành, tận tâm giúp trẻ tự kỷ phát triển thành kỹ năng giao tiếp rõ ràng, tự tin.
5. Phụ huynh nên làm gì khi thấy trẻ tự kỷ lặp lại lời?
- Đừng nóng vội ngăn con lặp lại lời, bố mẹ nên kiên nhẫn.
- Quan sát kỹ hoàn cảnh trẻ nhại lời: bé có căng thẳng, sợ hãi hay vui thích không?
- Đáp lại lời nhại bằng cách lặp và mở rộng câu, dạy mẫu câu hoàn chỉnh. Ví dụ: bé nói “ra ngoài”, bố mẹ nói “Con muốn ra ngoài chơi với mẹ đúng không?”.
- Bố mẹ phải giữ bình tĩnh, tránh thể hiện sự bực bội khiến bé căng thẳng hơn.
- Ghi chép chi tiết các lần trẻ lặp lại lời: thời gian, hoàn cảnh, nội dung, cảm xúc của bé.
- Sử dụng ghi chép làm tài liệu hỗ trợ chuyên gia trị liệu đánh giá chức năng echolalia và xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp.
6. Sen An đồng hành chuyên sâu trong trị liệu ngôn ngữ và hỗ trợ tự kỷ
Tại Sen An, đội ngũ chuyên gia không chỉ lắng nghe mà còn hiểu điều bé yêu muốn diễn đạt. Chúng tôi chuyên sâu trị liệu ngôn ngữ, can thiệp hành vi, phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ lặp lại lời. Quy trình đánh giá tại Sen An gồm:
- Sàng lọc khả năng ngôn ngữ hiện tại của trẻ.
- Xác định chức năng echolalia trong từng tình huống.
- Thiết kế kế hoạch trị liệu cá nhân hóa theo nhu cầu và khả năng của bé yêu.
Sen An luôn đồng hành cùng gia đình, biến lời nói nhại thành tiếng nói thật sự, giúp bé tự tin hòa nhập.
Lời kết
Trẻ tự kỷ lặp lại lời không phải lặp vô nghĩa, mà có thể là bước khởi đầu giao tiếp. Hiểu đúng, quan sát kỹ, hỗ trợ kiên nhẫn sẽ giúp bé chuyển từ lặp lại sang tự diễn đạt. Sen An luôn ở bên, cùng bố mẹ lắng nghe và khai mở tiềm năng ngôn ngữ cho con bằng khoa học và yêu thương.